Câu hỏi 1 :
Hệ quả lớn nhất của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A Thành lập tổ chức Liên Hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- B Đã phân chia được thành quả chiến thắng của các nước thắng trận
- C Là nguồn gốc của sự đối đầu giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa (Mĩ đứng đầu) và Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô đứng đầu)
- D Một trật tự thế giới mới được hình thành – trật tự hai cực Ianta
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
(Sgk trang 6)
Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuân sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 2 :
Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
- A Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc
- B Giải quyết hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm
- C Nhanh chóng kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật
- D Phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận
Đáp án: D
Lời giải chi tiết:
Thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống Phát xít. Các quyết định ở Ianta có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế, Hội nghị đã diễn ra trong không khí căng thẳng và quyết liệt, nhất là vấn đề thống nhất thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc và thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến (có điều kiện kèm theo) ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc giải giáp quân đội Phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 3 :
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế
- B Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận
- C Quá khắc nghiệt với các nước thua trận
- D Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này
Đáp án: B
Lời giải chi tiết:
Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai….
- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc; Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế.
- Thỏa thuân việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của nó dẫn đến sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á.
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
=> Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 4 :
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận
- B Một trật tự thế giới hoàn toàn do CNTB thao túng
- C Một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: XHCN và TBCN
- D Một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị các nước bại trân và các dân tộc thuộc địa
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sgk trang 71, phân tích.
Lời giải chi tiết:
Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là trật tự hai cực Ianta. Đặc trưng cúa trật tự này đó là thế giới bị chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa .
Chon đáp án: C
Câu hỏi 5 :
Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực” “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên Hợp Quốc là
- A chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn trong Hội đồng bảo an.
- B giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- C bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc
- D không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Đáp án: A
Câu hỏi 6 :
Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
- A giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
- B duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- C thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
- D giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Trong hộ nghi Ianta có nêu nội dung: thành lâp tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Văn kiện quan trọng nhất của tổ chức này là Hiến chương Liên hợp quốc cũng đưa ra mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là: duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Thực tế trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới, giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột trên thế giới.
=> Vai trò quan trọng nhất của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 7 :
Cho đoạn dữ liệu sau:
“Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ (….) giữa các dân tộc và tiến hành (….) quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc (…) và quyền (…..) của các dân tộc”
Chọn các cụm từ thích hợp nhất để điền vào những (….) trong đoạn dữ liệu theo thứ tự lần lượt là
- A hợp tác, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- B hữu nghị, hợp tác, bình đẳng, tự quyết.
- C hữu nghị, đoàn kết, tự quyết, chủ quyền.
- D hữu nghị, hợp tác, tự quyết, bình đẳng.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
điền từ.
Lời giải chi tiết:
Hiến chương của Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 8 :
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Việt Nam cần vận dụng triệt để nguyên tắc nào của Liên Hợp Quốc?
- A Tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế
- B Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào
- C Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
- D Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn
Đáp án: C
Phương pháp giải:
liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề biển Đông đang ngay càng diễn biến phức tạp. Nếu như trước năm 1945, các nước giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng chiến tranh thì giờ đây, con người hướng tới giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, đây cũng là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc cần tuân thủ trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
Thực tế, Việt Nam đang tranh thủ thêm nhiều sự ủng hộ của quốc tế để giành lại chủ quyền biển đảo trong tranh chấp với Trung Quốc. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ giữa những nhà lãnh đạo cấp cao, yêu cầu Trung Quốc thực hiện thỏa thuận DOC và tiến tới COC. Cho đến năm 2017, vấn đề biển Đông vấn được Việt Nam, Trung Quốc và các nước liên quan giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 9 :
Việc Liên Xô trở thành một trong năm nước Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
- A Chứng tỏ vai trò to lớn của Liên hợp quốc trong giữ gìn hòa bình thế giới.
- B Hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với Liên hợp quốc.
- C Chứng tỏ thế cân bằng giữa phe Tư bản chủ nghĩa và phe Xã hội chủ nghĩa.
- D Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phán tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ là đứng đầu hai phe là Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa. Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc đứng đầu hai cực, chỉ cần một bên suy yếu thì bên kia sẽ thao túng nhiều vấn đề chính trị.
Trong khi đó, thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bao gồm 5 quốc gia: Trung Quốc, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Nếu không có Liên Xô thì chắc chắn Mĩ sẽ thao túng tổ chức này. Bằng chứng ở việc, sau năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì Mĩ đã hướng tới trật tự thế giới “đơn cực” nhằm chi phối và lãnh đạo toàn thế giới.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 10 :
Liên hợp quốc so với Hội Quốc Liên có điểm gì tiến bộ về vai trò và tổ chức?
- A
Diễn ra cuộc đối đầu gay gắt giữa hai phe trong nội bộ tổ chức Liên hợp quốc.
- B Mang tính toàn diện, tất cả các nước không phân biệt lớn nhỏ có thể tham gia.
- C Tác động đến sự sụp đổ chiến tranh lạnh, hình thành xu thế thế giới mới.
- D Củng cố hơn vai trò của Liên Xô trong phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Nếu như trật tự Hội Quốc Liên là một tổ chức ra đời nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước tư bản thắng trận, không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới thì tổ chức Liên hợp quốc lại khác, + Liên Hợp Quốc với vai trò là tổ chức đa phương toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ hơn hẳn so với Hội Quốc Liên (Hội Quốc Liên là tổ chức của các nước lớn, Liên Hợp Quốc là tổ chức mà tất cả các nước đều có quyền tham gia, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu,...). Trong quá trình hoạt động của mình, Liên hợp quốc đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu, bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 11 :
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A Chưa thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.
- B Chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chỉ phục vụ lợi ích của các cường quốc thắng trận.
- C Quá khắc nghiệt với các nước thua trận.
- D Là tiền đề dẫn tới hình thành cục diện “Chiến tranh lạnh” sau này.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai….
- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc; Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế.
- Thỏa thuân việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của nó dẫn đến sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á.
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
=> Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 12 :
Trong bối cảnh thế giới bị phân chia làm “hai cực” “hai phe”, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là:
- A chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước trong Hội đông Bảo an.
- B giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- C bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết dân tộc.
- D không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
Đáp án: A
Câu hỏi 13 :
Xuất phát từ lí do nào quan hệ quốc tế từ sau năm 1945 trở nên gay gắt và quyết liệt hơn thời kì 1918 - 1939?
- A Do sự đối đầu giữa các nước tư bản lớn về vấn đề thuộc địa sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- B Do sự tăng lên mâu thuẫn giữa các nước đế quốc vì quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị.
- C Do sự đối đầu giữa hai phe tương ứng với hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
- D Do vũ khí hủy diệt và phương tiện chiến tranh được sản xuất ngày càng nhiều, đe dọa đời sống con người.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
phân tích, so sánh.
Lời giải chi tiết:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, quan hệ quốc tế là sự đối đầu giữa các nước đề quốc với nhau, Đức mâu thuẫn gay gắt với Anh, Pháp, Mĩ. Song mâu thuẩn giữa các nước đế quốc chỉ là mâu thuẫn giữa các nước trong khối đế quốc và vì quyền lợi kinh tế.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa xã hội, đây là sự đối đầu về hai phương thức sản xuất khác nhau, về hệ tư tư tưởng chính trị khác nhau nên gay gắt và quyết liệt hơn nhiều.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 14 :
Liên bang Nga là ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có quyền
- A Can thiệp vào tất cả các vấn đề ở các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.
- B Phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
- C Biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an.
- D Biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng bảo an
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích, liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Năm 1991, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô”, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô tại nước ngoài.
Trong khi, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Một quyết đinh của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 năm Ủy viên thường trực là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. Chỉ cần một nước không đồng ý thì quyết định đó sẽ không được thực hiện.
=> Liên bang Nga kế tục Liên Xô có quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 15 :
Nhận xét nào dưới đây là đúng về hạn chế trong các nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
- A Đề cao sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
- B Coi trọng việc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
- C Đề cao việc tôn trọng việc toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
- D Coi trọng việc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Có thể lấy một ví dụ thực tiễn để chứng minh:
Liên Hiệp Quốc đã bị chỉ trích vì không thể hoạt động một cách rõ ràng và kiên quyết khi đối đầu trước một vụ khủng hoảng. Những ví dụ gần đây gồm chương trình hạt nhân của Iran và sự diệt chủng trong cuộc xung đột Darfur, Sudan. Vì mỗi nước trong số năm thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền phủ quyết, và bởi vì họ thường bất đồng với nhau, đã rất nhiều lần không có bất kỳ một hành động nào được thông qua. Thông thường, nhưng không phải là luôn luôn, sự chia rẽ này xuất hiện giữa Hoa Kỳ ở một phía và Trung Quốc, Nga hay cả hai ở phía kia. Một số lần Hội đồng bảo an đồng thuận với nhau nhưng lại thiếu sự quyết tâm hay phương tiện để thực thi các nghị quyết của họ. Một ví dụ gần đây là Cuộc khủng hoảng Israel-Liban 2006, không hành động nào được thực hiện theo Nghị quyết 1559 và Nghị quyết 1701 để giải giáp các lực lượng du kích phi chính phủ như Hezbollah. Những lời chỉ trích đặt nghi vấn về hiệu năng và sự thích hợp của Hội đồng bảo an bởi vì khi vi phạm vào một nghị quyết do Hội đồng này đưa ra, thường cũng không xảy ra hậu quả nào cả.
=> Hạn chế trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là: đề cao sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 16 :
Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là
- A Vấn đề chiến tranh vùng Vịnh.
- B "Vấn đề Campuchia".
- C Tranh chấp biên giới Thái Lan – Campuchia.
- D Mối quan hệ giữa các nước Đông Dương và ASEAN
Đáp án: B
Phương pháp giải:
liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là vai trò của Liên hợp quốc, các bên Campuchia đã đi đến thỏa thuận hòa giải và hòa hợp dân tộc. Ngày 23-10-1991, Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari. Sau cuộc tổng tuyển cử, đến tháng 9-1993, Quốc hội mới họp thông qua hiến pháp, tuyên bố thành lập vương quốc Campuchia do Xihanuc làm Quốc vương. Từ đó, đời sống chính trị và kinh tế của nhân dân Campuchia bước sang một thời kì phát triển mới. Sau khi ký kết hiệp nghị hoà bình, hoàng thân Shihanouk trở về thủ đô Phnom Penh mà ông xa cách đã 13 năm. Liên hợp quốc cũng rất nhanh chóng cử ngay cơ cấu quyền lực của mình tại Campuchia và 22.000 nhân viên duy trì hoà bình của Liên hợp quốc. Qua cố gắng của các bên, tháng 5/1993, Campuchia đã cử hành cuộc bầu cử toàn quốc từ hơn hai mươi năm nay, Shihanouk được các phái nhất trí ủng hộ tôn sùng làm nguyên thủ quốc gia; ngày 24/9, một lần nữa lại lên ngôi quốc vương. Phía “Khmer Đỏ” do từ chối không tham gia bầu cử, nên năm 1994 bị tuyên bố là tổ chức phi pháp.
Xét cho cùng vấn đề Campuchia có liên quan đến cả Trung Quốc và Việt Nam. Quá trình đối thoại giữa Việt Nam và ASEAN từ 1985 đến 1991 đã góp phần quan trọng trong việc hình thành giải pháp chính trị cho “vấn đề Căm-pu-chia”, đẩy Trung Quốc vào thế “người ngoài cuộc” và buộc phải nối lại đàm phán với Việt Nam và cộng đồng quốc tế để cùng giải quyết triệt để vấn đề này.
=> Một vụ tranh chấp, xung đột ở khu vực Đông Nam Á được Liên hợp quốc tham gia giải quyết có hiệu quả vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX là “Vấn đề Campuchia”.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 17 :
Đáp án nào đúng nhất khi kể tên một số tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
- A UNDP, UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
- B WB, INTERPOL, UNICEF, FAO, ARF.
- C WHO, IMF, UNFPA, WB, UEFA
- D WHO, FAO, UNICEF, TPP
Đáp án: A
Phương pháp giải:
liên hệ.
Lời giải chi tiết:
- UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
- UNESCO: viết tắt của United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
- IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế
- WHO: Tổ chức Y tế Thế giới
- UNICEF: Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 18 :
Trật tự hai cực Ianta có điểm gì không tương đồng so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn trước đó?
- A Là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
- B Có các tổ chức quốc tế được thành lập để giảm sát và duy trì.
- C Các cường quốc thắng trận thiết lập để phụ vụ lợi ích cao nhất của họ.
- D Là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
so sánh.
Lời giải chi tiết:
Những điểm tương đồng giữa trật tự Vécxai – Oasinhtơn và Ianta bao gồm:
+ Đều là kết quả của những cuộc chiến tranh thế giới đẫm máu trong lịch sử nhân loại.
+ Đều do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ những lợi ích cao nhất của họ.
+ Đều có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì
Đáp án D:
+ Trật tự hai cực Ianta đó là sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng đại diện cho hệ thống XHCN và hệ thống TBCN mà đại diện là cực Liên Xô và cực Mỹ. Mặt khác, nó có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới.
+ Trật tự theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn không có sự khác biệt hay đối lập về hệ tư tưởng và cũng không có vai trò tích cực đối với phong trào cách mạng thế giới, trật tự đó chỉ vì quyền lợi của các nước lớn.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 19 :
Nội dung nào trong quyết định của Hội nghị Ianta (2 – 1945) về Nhật Bản đã ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên bang Nga hiện nay?
- A Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin (trước đó do Nhật Bản chiếm đóng).
- B Nhật Bản trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh.
- C Liên Xô chiếm đóng Bắc Triều Tiên.
- D Khôi phục quyền lợi Liên Xô ở cảng Lữ Thuận (Trung Quốc) vốn bị Nhật Bản chiếm đóng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Hội nghị Ianta có quyết định trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin và các đảo nhỏ xung quanh, Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
Thời kỳ trước, trong Chiến tranh Lạnh và từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, vấn đề quần đảo Curin trong quan hệ Nga - Nhật chưa được giải quyết hoàn toàn; Vấn đề “lãnh thổ phương Bắc” sẽ còn tồn tại lâu dài trong quan hệ giữa Liên bang Nga với Nhật Bản, đây là nhân tố quan trọng để Nga và Nhật chi phối, kiềm chế lẫn nhau. Về vấn đề này, nguyên Thủ tướng Nhật Bản I. Nacaxônê viết như sau: “... Vấn đề các lãnh thổ phương Bắc tồn tại trong quan hệ giữa Nhật Bản và Nga đã không được giải quyết trong Chiến tranh Lạnh. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã không đẩy nhanh việc giải quyết vấn đề này. Cũng không nhìn thấy triển vọng giải quyết vấn đề ấy trong tương lai gần”.
Nội dung trong quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) về Nhật Bản đã ảnh hướng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 20 :
Cho các sự kiện:
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hoá quan hệ
2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc
3. Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.
- A 1, 3, 2
- B 2, 1, 3.
- C 3, 2, 1
- D 1, 2, 3.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
sgk trang 5-7, sắp xếp.
Lời giải chi tiết:
1. Việt Nam và Mĩ bình thường hoá quan hệ (11-7-1995)
2. Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc (9-1977)
3. Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (16-10-2007)
Chọn đáp án: B (2,1,3)