Câu hỏi 1 :
Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam là không đúng?
- A Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc
- B Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới
- C Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình
- D Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ
Đáp án: C
Lời giải chi tiết:
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 mang tính chất dân chủ do:
- Mục tiêu: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hòa bình. (mục tiêu đấu tranh mới)
- Lực lượng tham gia: không chỉ có công – nông mà còn có địa chủ, tư sản, tiểu tư sản đông đảo đấu tranh cho mục tiêu dân chủ.
- Hình thức đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. ( hình thức đấu tranh mới)
Tuy nhiên, phong trào này có tính dân tộc nhưng không điển hình như cách mạng tháng Tám do:
+ Mục tiêu đấu tranh trong phong trào này: Đảng chưa chủ trương thực hiện các khẩu hiệu “độc lập dân tộc” và “cách mạng ruộng đất”, mà chỉ đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình những đó cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để giành nó từ tay kẻ thù của dân tộc.
+ Lực lượng tham gia phong trào hết sức rộng rãi, bao gồm cả những người Pháp cõ xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, những lực lượng đông đảo nhất vẫn là lực lượng dân tộc.
+ Thông qua phong trào này, Đảng có điều kiện xây dựng một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo; rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 2 :
Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là:
- A Xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật.
- B Xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất
- C Xác định nhiệm vụ củ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc
- D Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
(Sgk trang 104)
Lời giải chi tiết:
Hội nghi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) là hội nghị đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng. Sự chuyển hướng quan trọng này được thể hiện ở việc đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hành đầu, đưa ra nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 3 :
Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?
- A Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân
- B Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của Đảng viên được nâng cao
- C Tập hợp được một lực lượng công - nông hùng mạnh
- D Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú
Đáp án: D
Phương pháp giải:
phân tích, suy luận.
Lời giải chi tiết:
- Lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo: không có chủ công nhân và nông dân mà còn có các giai cấp, tầng lớp khác tham gia như: tư sản dân tộc, tiểu tư sản (học sinh, sinh viên,…) cùng đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ,..
- Hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú: nghị trường, mít tinh, biểu tình, báo chí,….
Đây cũng là những điểm khác của phong trào dân chủ 1936 – 1939 so với phong trào cách mạng 1930 -1931.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 4 :
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là gì?
- A Xây dựng được lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- B Chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối của Đảng được phổ biến sâu rộng trong quần chúng
- C Là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- D Đội ngũ cán bộ đảng viên ngày càng trưởng thành
Đáp án: C
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là ý nghĩa có tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ đến giai đoạn sau: phong trào này là cuộc tập dượt lần thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 5 :
Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, phong trào tiêu biểu nhất là
- A phong trào đấu tranh nghị trường.
- B phong trào Đông Dương Đại hội
- C phong trào đấu tranh của quần chúng ở các đô thị lớn
- D phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
Đáp án: B
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Phong trào Đông Dương Đại hội
- Năm 1936, Đảng vận động và tổ chức nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tời triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936)
- Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh…
- Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
=> Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 6 :
Điểm khác biệt về hình thức đấu tranh của thời kì 1936 – 1939 so với thời kì 1930 – 1931 là
- A kết hợp đất tranh ngoại giao với vận động quần chúng.
- B kết hợp đấu tranh công khai với nửa công khai.
- C kết hợp đấy tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- D kết hợp đấu tranh nghị trường và đấu tranh vũ trang.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
So sánh.
Lời giải chi tiết:
Hình thức đấu tranh của:
- Phong trào 1930 - 1931: phong trào công nông phát triển tới đỉnh cao. Các cuộc đấu tranh, biểu tình đòi quyền lợi của công nhân, nông dân diễn ra liên tiếp.
- Phong trào 1936 – 1939: Hình thức đấu tranh đa dạng, biểu tình, mít tinh, chủ yếu là đấu tranh chính trị, không có đấu tranh vũ trang, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Kết hợp hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 7 :
Đánh giá nào dưới đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1936)?
- A Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.
- B Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ.
- C Hội nghị đã giải quyết được mâu thuẫn trước mắt của dân tộc.
- D Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích.
Lời giải chi tiết:
Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương xác định tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (7-1936) là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ cơm áo và hòa bình.
Trong khi hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam lúc này tạo điều kiện thuận lợi để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ:
1. Tình hình thế giới
- Những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh thế giới.
- 07/1935, Đại hội lần VII - Quốc tế Cộng sản xác định:
+ Kẻ thù là chủ nghĩa phát xít.
+ Nhiệm vụ chống chủ nghĩa phát xít.
+ Mục tiêu là đấu tranh giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi. Lê Hồng Phong, đại diện Đảng Cộng Sản Đông Dương tham dự
- 06/1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.
Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
2.Tình hình trong nước
- Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị,nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam.
- Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
=> Xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) như vậy phù hợp với hoàn cảnh thế giới và trong nước lúc bấy giờ.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 8 :
Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 – 1939 thực chất là cuộc
- A tuyên truyền, giác ngộ quần chúng.
- B đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc .
- C vận động dân tộc dân chủ.
- D cách mạng giải phóng dân tộc.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
- đáp án A: vai trò tuyên truyền giác ngộ quần chúng là công tác tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc, chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam.
- đáp án B: đấu tranh giai cấp không phải là mục tiêu đấu tranh chính trong kháng chiến chống Pháp.
- đáp án C: phong trào 1936 – 1939 tuy mang tính dân chủ nhưng vẫn có tinh chất dân tộc.
+ Phong trào 1936 -1939 do hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi đặc điểm nổi bật của phong trào là mang tính dân chủ sâu sắc nhưng nhiệm vụ giải phóng dân tộc cũng không bị sao lãng.
+ Về đối tượng cách mạng: Phong trào chưa nhằm vào đánh đổ toàn bộ thực dân Pháp nói chung mà là bọn phản động thuộc địa không chịu thực hiện chính sách mà Mặt trận nhân dân Pháp đã ban hành. Bọn phản động thuộc địa là bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc. Phong trào chưa nhằm đánh đổ toàn bộ kẻ thù dân tộc nhưng nhằm vào bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù của dân tộc, nên phong trào cũng mang tính dân tộc.
+ Về mục tiêu đấu tranh: Đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất mà chỉ đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc. Bởi thế phong trào mang tính chất dân tộc.
+ Về lực lượng cách mạng: Đây là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
+ Về mặt ý nghĩa: Giai đoạn 1936 - 1939 đã làm cho trận địa và lực lượng của cách mạng được mở rộng, đặc biệt đã xây dựng nên lực lượng chính trị quần chúng hùng hậu, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm chuẩn bị tiến lên làm cách mạng giải phóng dân tộc về sau.
- đáp án D: tính chất là cách mạng giải phóng dân tộc là tính chất của cách mạng tháng Tám.
Chon đáp án: C
Câu hỏi 9 :
Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú, thu hút đông đảo quần chúng tham gia là đặc điểm của
- A cao trào kháng Nhật cứu nước..
- B Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
- C cuộc đấu tranh chuẩn bị lực lượng cách mạng.
- D phong trào dân chủ 1936-1939.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Phong trào dân chủ 1936-1939 là một cao trào dân tộc dân chủ có lực lượng tham gia đông đảo, quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh phong phú.
- Lực lượng: Ngoài tầng lớp cơ bản là công nhân và nông dân, có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân khác có tinh thần dân chủ chống phát xít, chống chiến tranh như tiểu tư sản, địa chủ vừa và nhỏ và cả ngoại kiều ở Đông Dương.
- Quy mô: diễn ra khắp cả nước ta, rộng lớn, đặc biệt như phong trào Đông Dương đại hội, “đón rước”, các cuộc bãi công, hoạt động kỉ niệm Quốc tế lao động 1-5-1938.
-Về hình thức đấu tranh: phong phú, kết hợp đấu tranh hợp pháp, bất hợp pháp, công khai, bí mật, đấu tranh kinh tế, văn hóa, chính trị ….
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 10 :
Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào dân chủ 1936 - 1939 với phong trào cách mạng 1930 - 1931 trên
- A kết quả, ý nghĩa.
- B giai cấp lãnh đạo.
- C hình thức, phương pháp đấu tranh.
- D nhiệm vụ chiến lược.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
so sánh.
Lời giải chi tiết:
Do quy định bởi hoàn cảnh lịch sử cụ thể và chủ trương của Đảng nên hình thức đấu tranh của phong trào 1936 – 1939 so với phong trào 1930 – 1931 có sự khác nhau:
- Phong trào 1936 - 1939: mít tinh, biểu tình, chủ yếu là đấu tranh chính trị, không có đấu tranh vũ trang đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. Kết hợp hình thức hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai.
- Phong trào 1930 -1931: các cuộc đấu tranh có vũ trang, biểu tình đòi cải thiện quyền lợi của công nhân, nông dân diễn ra liên tiếp.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 11 :
Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là không đúng?
- A Đây là cuộc vận động dân chủ có tính chất dân tộc.
- B Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
- C Đây là cuộc vận động cách mạng có tính chất dân tộc điển hình.
- D Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
- Đáp án A: phong trào 1936 – 1939 có tính chất dân tộc.
+ Phong trào mang tính dân chủ sâu sắc nhưng nhiệm vụ dân tộc cũng không bị sao nhàng.
+ Về mục tiêu đấu tranh: Đây là lúc Đảng chủ trương tạm gác khẩu hiệu độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất mà chỉ đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, đó là những quyền dân chủ đơn sơ nhưng cũng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh để đòi từ tay kẻ thù của dân tộc. Bởi thế phong trào mang tính chất dân tộc.
+ Về lực lượng cách mạng: Đây là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
- Đáp án B:
+ Mục tiêu mới: nhiệm vụ trước mắt là chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Hình thức đấu tranh mới: kết hợp công khai với bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
- Đáp án C: đây không phải phong trào mang tính dân tộc điển hình như cách mạng tháng Tám, nó mang tính dân chủ điển hình.
- Đáp án D: Phong trào có tính chất dân chủ như đã phân tích ở đáp án A.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 12 :
Nguyên nhân chủ yếu làm cho cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc là
- A Đức tấn công nước Pháp.
- B Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật
- C Bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
- D Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện quan trọng để Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ là Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền và thực hiện những chính sách tiến bộ. Tuy nhiên, đến khi phát xít Đức tấn công nước Pháp, chính phủ Pháp đã đầu hàng nước Đức. Phát xít Đức đã thực hiện chính sách thù địch đối với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa. Lúc này, điều kiện thuận lợi cho đấu tranh dân chủ không còn nữa => Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 13 :
Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
- A Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7-1935).
- B Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6-1936).
- C Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX).
- D Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
Đáp án: D
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã dựa trên nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản, căn cứ vào tình hình cụ thể của Việt Nam để địn ra đường lối và phương pháp đấu tranh. (nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt, hình thức đấu tranh thành lập mặt trận).
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã quyết đính sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 14 :
Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là gì?
- A Đấu tranh ngoại giao.
- B Đấu tranh nghị trường.
- C Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
- D Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế.
Đáp án: B
Câu hỏi 15 :
Hạn chế của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 là
- A Chỉ chủ trương đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.
- B Không chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.
- C Không đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- D Tên gọi mặt trận không phù hợp với mục tiêu đấu tranh.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
đánh giá, nhân xét.
Lời giải chi tiết:
Tại hôi nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 có đề ra chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương không phù hợp với mục tiêu đấu tranh dân chủ trong trong giai đoạn 1936 – 1939.
Vì thế đến năm 1938, Mặt trận này đã được đổi tên lại thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 16 :
Phong trào dân chủ 1936 – 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì
- A là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
- B huy động được tất cả các giai cấp, tầng lớp tham gia.
- C chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị.
- D phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 17 :
Bài học kinh nghiệm quan trọng nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936-1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
- A Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao.
- B Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào cách mạng nước ta.
- C Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
- D Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích, liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Phong trào 1936 – 1939:
- Lần đầu tiên thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp các tầng lớp nhân dân đấu tranh cho mục tiêu chung.
- Thu hút đông đảo các tầng lớp, giai cấp tham gia với hình thức đấu tranh phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ.
=> Bài học và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
Chọn: D
Câu hỏi 18 :
Thực tiễn phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đã khẳng định
- A phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ để phục vụ cho nhiệm vụ dân tộc.
- B tiến hành song song hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngang bằng nhau
- C phải luôn giương cao ngọn cờ dân chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
- D đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Phân tích, liên hệ.
Lời giải chi tiết:
- Dưới chính sách áp bức, bóc lột tàn nhẫn của thực dân Pháp bằng cách mượn tay phong kiến đã làm cho mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến diễn ra gay gắt => Nhiều vấn đề dân chủ đã được đặt ra.
- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra trên quy mô rộng lớn từ Bắc, Trung, Nam, từ thành thị đến nông thôn, qua phong trào đông đảo quần chúng nhân dân như công nhân, nông dân, tư sản, trung tiểu địa chủ đã đoàn kết trong mặt trận dân tộc thống nhất. Mặc dù khẩu hiệu đấu tranh chứa đựng nội dung cải cách dân chủ trong khuôn khổ chính quyển thực dân cho phép, nhưng phong trào hoàn toàn không có tính cải lương, phong trào đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách trước mắt. Đó thực sự là cuộc đấu tranh thực hiện mục tiêu dân tộc và dân chủ của cuộc cách mạng.
- Phong trào 1936 – 1939 chứng tỏ đấu tranh giành quyền dân chủ là một nội dung của nhiệm vụ dân tộc. Mặc dù hai nhiệm vụ này không phải lúc nào nó cũng diễn ra cùng một lúc. Tuỳ từng thời kì, từng giai đoạn mà vận dụng cho hợp lí.
Chọn: D
Câu hỏi 19 :
Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là
- A cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
- B Đảng thấy được những hạn chế của mình trong công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.
- C Tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu trong mặt trận dân tộc thống nhất.
- D Đội ngũ cán bộ đảng viên được rèn luyện, thử thách và trưởng thành.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
đánh giá
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa quan trọng hàng đầu của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
Chọn: A
Câu hỏi 20 :
Hội nghị đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản vào nước ta là:
- A Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).
- B Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
- C Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).
- D Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945).
Đáp án: C
Phương pháp giải:
đánh giá
Lời giải chi tiết:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936) là Hội nghị đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản vào nước ta.
Chọn: C