Câu hỏi 1 :
Trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thì nguyên nhân nào là quan trọng nhất và có thể giúp ích cho các nước đang phát triển trong việc xây dựng nền kinh tế của mình?
- A Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại của thế giới và áp dụng thành công những thành tựu này
- B Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả
- C Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả
- D Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào
Đáp án: A
Phương pháp giải:
đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Khác với Nhật Bản, con người là vốn quý, là nhân tố quyết định hàng đầu, Mĩ là nước khởi đầu của Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đai và ứng dụng thành tựu khoa học –kĩ thuật vào sản xuất là nguyên nhân chính đưa đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 2 :
Sự kiện ngày 11.9 ở Mĩ đã đặt ra cho các quốc gia - dân tộc trên thế giới hiện nay là
- A Sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
- B Chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới
- C Nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- D Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
phân tích
Lời giải chi tiết:
Ngày 11-9-2001, vụ khủng bố diễn ra ỏ Mĩ, chững tỏ nước Mĩ rất dễ bị tổn thương => sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nôi và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI. Hiện nay, chủ nghĩa khủng bố đang đặt thế giới trước nhiều hiểm họa khó lường. Mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố chủ yếu là những tác động tâm lý. Hoạt động khủng bố thường nhằm tạo nên sự hoảng loạn, sợ hãi và cảnh giác cao độ trong dân chúng. Vì vậy, những cuộc tấn công khủng bố nhắm vào thường dân thường mang tính biểu tượng. Chẳng hạn, một vụ đánh bom khủng bố vào một tòa nhà không hoàn toàn vì mục đích giết người bừa bãi mà bởi vì vụ tấn công sẽ được truyền đi khắp toàn cầu, tạo nên không khí sợ hãi trong dân chúng và thu hút sự chú ý đối với những kẻ khủng bố, giúp chúng truyền tải thông điệp chính trị của mình tới số đông người dân trên khắp thế giới.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 3 :
Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A Một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
- B Các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
- C Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao
- D Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
phân tích, suy luận.
Lời giải chi tiết:
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành đươc độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 4 :
Biện pháp cơ bản Mĩ đã thực hiện để có được những thành tựu to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là
- A Hợp tác nghiên cứu với nhiều quốc gia trên thế giới
- B Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí cho mọi đối tượng học sinh.
- C Đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học.
- D Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho các nhà khoa học.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Mĩ là nước đi đầu trong cách mạng Khoa học- kĩ thuật và đầu tư lớn cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nơi “trú ẩn” của các nhà khoa học. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vẫn tiếp tục đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu khoa học. Trong giai đoạn 1991 – 2000, khoa học – kĩ thuật vẫn phát triển mạnh mẽ, tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của toàn thế giới.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 5 :
Trong quá trình triển khai “chiến lược toàn cầu” sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ.
- A lôi kéo được nhiều nước đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ
- B làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
- C làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài
- D ngăn chặn, đẩy lùi được Chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích.
Lời giải chi tiết:
Kết quả: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đạt được một số mưu đồ nhất đinh:
- Lôi kéo nhiều nước tư bản đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ, trong đó có các nước Tây Âu.
- Làm cho nhiều nước bị chia cắt lâu dài: tiêu biểu là chia cắt hai miền Triều Tiên.
- Ngăn chặn đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên thế giới: năm 1991, hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
- Mĩ không làm chậm được quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới: bằng chứng là sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh dân tộc nổ ra mạnh mẽ, làm tan rã hệ thống thuộc địa trên thế giới, nhiều quốc gia độc lập đã ra đời, thậm chí Mĩ còn vấp phải thất bại trong Chiến tranh Việt Nam.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 6 :
Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là
- A ngăn chặn và tiền tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới
- B khống chế, chi phối các nước tư bản đồng mịnh
- C đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- D xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
phân tích.
Lời giải chi tiết:
Chiến lược toàn cầu của Mĩ thực hiện để nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ.
Chiến lược toàn cầu đề ra với ba mục tiêu chủ yếu:
- Ngăn chặn và tiền tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế.
- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng mịnh phụ thuộc vào Mĩ.
Trong khi đó, sai chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Ianta đứng đầu là Liên Xô và Mĩ được hinh thành => muốn bá chủ thế giới, Mĩ cần phá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
=> Mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ trong chiến lược toàn cầu là: Ngăn chặn và tiền tới xóa bỏ CNXH trên phạm vi thế giới.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 7 :
Điểm khác của tình hình nước Mĩ so với các nước đồng minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
- A không bị tàn phá về cơ sở vật chất và thiệt hại về dân thường
- B sở hữu vũ khí nguyên tử và nhiều loại vũ khí hiện đai khác.
- C cùng nhiều nước Đồng minh thành lập liên minh quân sự (NATO).
- D chú trong đầu tư phát triển khoa học – kĩ thuật
Đáp án: A
Phương pháp giải:
so sánh.
Lời giải chi tiết:
- Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: thu được nhiều lợi nhuận, đất nước không bị thiệt hại về vật chất và dân thường.
- Các nước đồng minh của Mĩ, tiêu biểu là Liên Xô thì bị thiệt hại nặng nề.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 8 :
Thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời tổng thống
- B Thực hiện được một số mưu đồ, góp phần quan trọng trong công việc thúc đẩy sự sụp đổ cua chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
- C Lập được nhiều khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO,…)
- D Thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích.
Lời giải chi tiết:
Trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề (thắng lợi của cách mạng Trung Quốc 1949, thắng lợi của cách mạng Cuba 1959, thắng lợi của Cách mạng hồi giáo Iran năm 1979…) Nhưng thất bại nặng nề nhất, gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với nước Mĩ là thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà “hội chứng Việt Nam” vẫn còn in sâu đến tận nay trong lòng nước Mĩ. Nhưng mặt khác, Mĩ cũng đã thực hiện được một số mưu đồ của họ, mà tiêu biểu là góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 9 :
Điểm giống nhau cơ bản trong chinh sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nichxơn) là
- A ủng hộ “Chiến lược toàn cầu”.
- B xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
- C chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
- D theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Chính sách đối ngoại của Mĩ qua các thời kì:
- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
- Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”, trực tiếp hay gián tiếp gay ra và ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn.
- Từ năm 1972, Mĩ đã thực hiện chính sách “hòa hoãn” với Trung Quốc, Liên Xô. Sau thất bại ở Việt Nam, Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện “Chiến lược toàn cầu” đối đầu với Liên Xô.
- Từ giữa những năm 80, xu hướng đối thoại hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Cuối năm 1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
- Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX. Mĩ thực hiện chiến lược: “Cam kết và mở rộng” dưới đời tổng thống B. Clintơn với ba mục tiêu cơ bản: bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu; tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ, sử dung khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.
- Từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) và trật tự Ianta tan rã (1991), Mĩ đang thiết lập một trật tự thế giới “đơn cực” chi phối và lãnh đao toàn thế giới.
=> Nhận xét:
- Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu còn tồn tại: Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại nhằm lật đổ hệ thống chủ nghĩa xã hội bằng nhiều cách thức khác nhau. Chủ nghĩa xã hội sụp đổ sẽ tạo điều kiện cho Mĩ vươn lên thiết lập trật tự thế giới đơn cực, bá chủ thế giới.
- Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo. Tuy nhiên, thế giới không bao giờ chấp nhận một trật tự do Mĩ đơn phương sắp đặt và chi phối.
=> Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống là thiết lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 10 :
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cùa Liên Xô so với Mĩ?
- A Mờ rộng lănh thổ.
- B Duy trì nền hòa bình thế giới
- C Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- D Khống chế các nước khác.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
so sánh.
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khó nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau:
- Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên từ để khống chế các nước khác.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 11 :
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 70 của thế kỉ XX?
- A Chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang với Liên Xô
- B Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.
- C Viện trợ các nước Tây Âu phát triển kinh tế.
- D Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Xuất phát từ nguyên nhân hai quốc gia Liên Xô và Mĩ tuyên bố chám dứt Chiến tranh lạnh cho thấy: cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn bốn thập niên đã làm cho cả tốn kém và suy giảm thế mạng về nhiều mặt so với các cường quốc khác. => Chứng tỏ cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô đã ảnh hưởng không nhỏ, dẫn tới sự giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 70 của thế kỉ XX.
Chọn đáp án: A
Câu hỏi 12 :
Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
- B các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
- C xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao
- D sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
Đáp án: D
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu. Khi thực hiện chiến lược này, Mĩ đã thành công khi làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Thất bại lớn nhất của Mĩ là không đàn áp được các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Thực tế, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, hầu hết các quốc gia đã giành được độc lập, một phần cũng là nhờ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Chọn đáp án: D
Câu hỏi 13 :
Ý nào đúng nhất khi đánh giá tổng thể về nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
- A Do chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh nên sức mạnh kinh tế Mĩ suy giảm.
- B Khủng hoảng và suy thoái nên tốc độ phát triển chậm.
- C Trải qua nhiều thăng trầm nhưng kinh tế Mĩ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới.
- D Phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các nước đồng minh.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
phân tích, đánh giá.
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay nền kinh tế Mĩ trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới:
- Kinh tế Mĩ trải qua nhiều thăng trầm: đặc biệt là những đợt suy thoái ngắn từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay.
- Mĩ vẫn nước giữ vị trí đứng đầu thế giới, đi đầu về nhiều ngành công nghiệp nông nghiệp, thương mại – tài chính.
Chọn đáp án: C
Câu hỏi 14 :
Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô khác với Mĩ là
- A khống chế các nước khác
- B duy trì nền hòa bình thế giới.
- C ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- D mở rộng lãnh thổ.
Đáp án: B
Phương pháp giải:
phân tích, so sánh.
Lời giải chi tiết:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ và Liên Xô khác nhau => mục đích sử dụng vũ khó nguyên tử của hai cường quốc này cũng khác nhau:
- Chính sách đối ngoại của Liên Xô là: thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa => mục đích sử dụng vũ khí nguyên tử là duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ là: thực hiện chiến lược toàn cầu để bá chủ thế giới => mục đích sử dụng vũ khí nguyên từ để khống chế các nước khác.
Chọn đáp án: B
Câu hỏi 15 :
Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là
- A trình độ khoa học - kĩ thuật ngày càng bị tụt hậu.
- B chiến lược toàn cầu nhanh chóng bị sụp đổ.
- C nền kinh tế tăng trưởng không liên tục.
- D đánh mất vị trí cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là nền kinh tế tăng trưởng không liên tục. Năm 1973, dưới tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào khủng hoảng, suy thoái kéo dài tới năm 1982.
Chọn: C
Câu hỏi 16 :
Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
- A Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản.
- B Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt.
- C Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới.
- D Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Đáp án: D
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là: Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Chọn: D
Câu hỏi 17 :
Nhận xét nào sau đây đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?
- A Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
- B Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
- C Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.
- D Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Đáp án: A
Phương pháp giải:
đánh giá, nhận xét
Lời giải chi tiết:
Giai đoạn 1945 – 2000, trải qua nhiều đời Tổng thống, chính sách đối ngoại của Mĩ tuy khác nhau về hình thức thực hiện, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
Chọn: A
Câu hỏi 18 :
Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
- A bị các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn.
- B sự chênh lệch giữa những người giàu có và những người nghèo ngày càng lớn.
- C phát triển nhanh nhưng không ổn định, gắn liền với những đợt suy thoái ngắn.
- D vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới
Đáp án: C
Phương pháp giải:
đánh giá
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là phát triển nhanh nhưng không ổn định, gắn liền với những đợt suy thoái ngắn.
Chọn: C
Câu hỏi 19 :
Thất bại tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai
- A Không ngăn chặn được sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- B Thất bại trong việc ngăn chặn sự lớn mạnh của Liên Xô về mọi mặt.
- C Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).
- D Thất bại trong việc ngăn chặn sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
đánh giá
Lời giải chi tiết:
Thất bại tiêu biểu trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975).
Chọn: C
Câu hỏi 20 :
Một trong những nhân tố phát triển kinh tế của Mĩ mà Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay là
- A phát triển công nghiệp quân sự và buôn bán vũ khí.
- B xây dựng và phát triển các tổ chức nghiên cứu phần mềm.
- C phát triển nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.
- D chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Liên hệ.
Lời giải chi tiết:
Một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ là: phát triển nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao. Việt Nam có thể học tập và vận dụng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Bởi vì Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào những trình độ khoa học – kĩ thuật và chất lượng lao động thấp. Nếu biết tận dụng nhân tố con người, có biện pháp phát triển chất lượng nguồn lao động chắc chắn sẽ là đòn bẩy cho nền kinh tế nhanh chóng phát triển.
Chọn: C