Câu 1
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 1 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Một số bài ca dao mượn hình ảnh con cò:
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
…
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về?
Cò về đến gốc cây đề
Giương cung anh bắn cò về làm chi
Cò về thăm bác thăm dì
Thăm cô xứ Bắc, thăm dì xứ Đông.
- Người nông dân thời xưa thường mượn thân phận hình ảnh con cò để nói lên cuộc đời, thân phận mình vì:
+ Cò là con vật hiền lành, chăm chỉ, sinh sống ở đồng ruộng, hình ảnh của chúng gần gũi với người nông dân.
+ Cò chịu khó, cần cù, lăn lội kiếm sống cũng giống như cuộc đời và phẩm chất của người nông dân vậy.
Câu 2
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 2 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của con cò được diễn tả bằng những hình ảnh đối lập: nước non >< một mình, thân cò >< thác ghềnh, lên >< xuống, bể kia đầy >< ao kia cạn
=> Tô đậm nỗi đơn độc, vất vả kiếm ăn qua ngày của thân cò.
+ Từ láy “lận đận” và thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” làm tăng sức biểu cảm.
+ Câu hỏi tu từ: Cho ao kia cạn, cho gầy cò con? -> lời than, câu hỏi không lời đáp.
- Cuộc đời lận đận của cò được diễn tả rất sinh động bằng từ láy “lận đận” và cặp từ đối lập “lên – xuống”, “đầy – cạn”.
b) Ngoài nội dung than thân, bài ca còn có nội dung tố cáo xã hội phong kiến bất công.
Câu 3
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 3 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Cụm từ “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự đồng cảm, thương xót.
- Trong bài 2, “thương thay” được lặp lại 4 lần, mỗi lần là thương một con vật, một cảnh ngộ: thương phận con tằm – lũ kiến – hạc – con cuốc. Sự lặp lại ấy tô đậm nỗi xót thương cho cuộc sống vất vả của người lao động.
Câu 4
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 4 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2:
- Thương con tằm: thân phận bị bòn rút sức lực.
- Thương lũ kiến li ti: những người lao động làm việc suốt đời mà vẫn nghèo đói.
- Thương con hạc: cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, không có tương lai.
- Thương con cuốc: thấp cổ bé họng, không được thương xót.
Câu 5
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 5 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “Thân em”:
- Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
- Thân em như miếng cau khô
Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.
- Các bài ca dao này nói về thân phận người phụ nữ chịu nhiều vất vả, gian nan, thiệt thòi trong xã hội cũ.
- Về nghệ thuật, thường mở đầu bằng cụm từ “thân em” gợi ra nỗi buồn thương và sử dụng các hình ảnh so sánh ví von để nói lên những số phận, cảnh đời khác nhau của người phụ nữ.
Câu 6
Video hướng dẫn giải
Trả lời câu 6 (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập 1)
- Trái bần là tên của một loại quả đồng âm với từ “bần” để chỉ sự nghèo khó. Hình ảnh trái bần trôi nổi còn bị gió dập, sóng dồi. Câu ca dao là lời than của người phụ nữ trong xã hội cũ về cuộc đời lênh đênh, chìm nổi, chịu bao nhiêu sóng gió của cuộc đời và không thể tự quyết định số phận của mình.
Luyện tập
- Về nội dung:
+ Đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ.
+ Tố cáo xã hội phong kiến.
- Về nghệ thuật:
+ Dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé đáng thương để diễn tả thân phận con người.
+ Đều sử dụng thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm và bắt đầu với chữ "thân em".
dapandethi.vn