Câu 1
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bổng hóa nhộn nhịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, rong ruổi khắp nẻo đường tìm mật. Ở các vườn xung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông Mặt Trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
(Theo Hạt giống tâm hồn)
a/ Tổ ong mật nằm ở đâu?
b/ Tổ ong mật bỗng hóa nhộn nhịp vào lúc nào?
c/ Ong Thợ bay đi xa để làm gì?
d/ Em có nhận xét gì về Ong Thợ?
Phương pháp giải:
a) Con đọc câu văn đầu tiên trong đoạn văn thứ 1.
b) Con đọc câu văn đầu tiên trong đoạn văn thứ 1.
c) Con đọc đoạn văn thứ nhất.
d) Con chú ý đoạn văn đầu tiên nói về cách Ong Thợ làm việc và đoạn văn thứ 2 nói về cách Ong Thợ tránh kẻ địch.
Lời giải chi tiết:
a) Tổ ong mật nằm trong gốc cây.
b) Tổ ong mật bỗng hoá nhộn nhịp vào lúc trời hé sáng.
c) Ong Thợ bay đi xa để tìm mật trong những bông hoa vừa nở.
d) Ong Thợ là những chú ong chăm chỉ, cần mẫn chắt chiu mật ngọt dâng đời, những chú Ong Thợ cũng rất nhanh nhẹn và thông minh tránh kẻ địch bảo vệ thành quả lao động của mình.
Câu 2
Gạch dưới bộ phận chủ ngữ của mỗi câu sau:
a/ Trẻ em là tương lai của đất nước.
b/ Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.
c/ Xe buýt là phương tiện chính của hệ thống giao thông ở thành phố.
d/ Bà tôi là giáo viên đã nghỉ hưu.
Phương pháp giải:
- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)?
Lời giải chi tiết:
Bộ phận chủ ngữ là bộ phận được in đậm và gạch chân:
a/ Trẻ em là tương lai của đất nước.
b/ Mạng lưới kênh rạch chằng chịt là mạch máu cung cấp nước cho cả vùng vựa lúa Nam Bộ.
c/ Xe buýt là phương tiện chính của hệ thống giao thông ở thành phố.
d/ Bà tôi là giáo viên đã nghỉ hưu.
Câu 3
Gạch dưới vị ngữ của các câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn sau. Vị ngữ đó do danh từ hay cụm danh từ tạo thành?
Cửa sổ là mắt nhà thơ
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
(Theo Phan Thị Thanh Nhàn)
Phương pháp giải:
- Bộ phận thứ hai là vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì (là ai, là con gì)?
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
Lời giải chi tiết:
Bộ phận vị ngữ là phần được in đậm, gạch chân:
Cửa sổ là mắt nhà thơ
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.
Các vị ngữ xác định được ở trên là cụm danh từ.
Câu 4
Viết vào chỗ trống các từ ngữ thích hợp để hoạn thiện những câu sau:
a/ ……. là người em yêu quý và kính trọng nhất.
b/ ……. là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
c/ ……. là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Phương pháp giải:
Con suy nghĩ và điền từ phù hợp vào chỗ trống.
Lời giải chi tiết:
a/ Ông nội là người em yêu quý và kính trọng nhất.
b/ Anh hùng liệt sĩ là những người đã cống hiến đời mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
c/ Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
dapandethi.vn