Cách tốt nhất để sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả chính là đào tạo sinh viên ngành Sư phạm theo đơn đặt hàng. Đồng thời, giúp cho sinh viên có việc làm như công an, quân đội.
Hiện tại, số sinh viên học Sư phạm ra trường không tìm được việc làm đúng chuyên ngành khá đông. Chính vì thế, để đảm bảo đầu ra cho ngành này, Luật Giáo dục mới đây quy định cần đào tạo theo đơn đặt hàng để tránh lãng phí ngân sách.
[caption id="attachment_12761" align="aligncenter" width="500"] Thí sinh học Sư phạm sẽ được bố trí việc làm như Công an, Quân đội?[/caption]
Công bố Luật Giáo dục quy định chính sách hỗ trợ học phí cho SV Sư phạm
Theo đó, vào sáng 4/7/2019, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố các Luật vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục. Cụ thể, luật quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm:
- Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học.
- Người được hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt sau 02 năm kể từ khi tốt nghiệp nếu không công tác trong ngành giáo dục, hoặc công tác không đủ thời gian quy định, phải bồi hoàn khoản kinh phí nhà nước đã hỗ trợ.
- Thời hạn hoàn trả, tối đa bằng thời gian đào tạo. Học sinh, sinh viên sư phạm được hưởng các chính sách học bổng khuyến khích học tập, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí.
Như vậy, với các quy định trên đây được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách không phải đóng học phí của học sinh, sinh viên sư phạm quy định tại Luật Giáo dục hiện hành. Các bạn thí sinh vừa tham gia Kỳ thi THPT Quốc gia 2019 và đang có ý định đăng ký xét tuyển các ngành Sư phạm có thể hi vọng về điều này.
[caption id="attachment_12760" align="aligncenter" width="500"] Công bố Luật Giáo dục quy định chính sách hỗ trợ học phí cho SV Sư phạm[/caption]
Học Sư phạm ra trường thất nghiệp có bắt buộc phải hoàn trả kinh phí đào tạo?
Qua đây, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Sư phạm bị thất nghiệp vì không được tuyển dụng vào ngành giáo dục; dù những sinh viên này muốn đi dạy học thì có buộc phải bồi hoàn kinh phí không? Bên cạnh đó, đối với sinh viên dạy trong các trường tư, trung tâm bồi dưỡng văn hóa, dạy kèm, gia sư v.v…; có được coi là công tác trong ngành giáo dục, không phải bồi hoàn kinh phí đào tạo cho nhà nước không?
Chính sách với sinh viên sư phạm có nét tương đồng với sinh viên cử tuyển; thực tế không ít sinh viên cử tuyển sau khi tốt nghiệp đã không được nhận vào công tác trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, dù đó là mong muốn của họ. Đó là nguyên nhân khiến cho ngân sách nhà nước bị lãng phí rất nhiều. Vì thế, muốn đảm bảo nguồn nhân lực cho giáo dục; tiền ngân sách sử dụng có hiệu quả, các chỉ tiêu đào tạo sư phạm phải gắn liền địa chỉ tuyển dụng; đào tạo theo đơn đặt hàng. Muốn vậy, công tác dự báo nhân lực ở các địa phương phải chính xác nhất cho ba năm với bậc học mầm non, tiểu học; bốn năm cho bậc học phổ thông.
Bên cạnh đó, công tác quản lý cũng phải theo kịp thời đại; mỗi người dân đã có một mã số căn cước riêng; nếu sinh viên sư phạm phá hợp đồng; dù làm việc gì, ở đâu cũng phải bị cấn trừ thu nhập và bồi hoàn kinh phí đào tạo khi còn học trước đó cho nhà nước. Bởi thế, đào tạo theo nhu cầu tuyển dụng là cách đơn giản nhất để đảm bảo ngân sách hiệu quả và sinh viên sư phạm có việc làm như công an, quân đội.
Đào tạo giáo viên, đáp ứng “chuẩn” cao nhất của bậc học. Giáo viên ra trường có trình độ đáp ứng đầy đủ các chứng chỉ, bằng cấp mà ngành quy định ở hạng thấp nhất; đảm bảo giáo viên ra trường, không phải học chứng chỉ nghề nghiệp, để giữ hạng. Các bạn thí sinh chuẩn bị đăng ký xét tuyển vào ngành Sư phạm nên cân nhắc về điều này.