Kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 7. Biểu cảm không phải là phương thức biểu đạt chủ yếu trong thể loại nào sau đây?

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0đ)

Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

1. “Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.” là ý nghĩa của văn bản nào sau đây?

A. Cổng trường mở ra – Lí lan

B. Mẹ tôi – Ét-môn- đô đơ A-mi-xi

C. Cuộc chia tay của những con búp bê –Khánh Hoài

D. Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng

2. Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

là bài ca dao thuộc chủ đề nào trong số các chủ đề sau đây?

A. Những câu hát về tình cảm gia đình

B. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

C. Những câu hát than thân

D. Những câu hát châm biếm

3. Bài thơ nào sau đây được viết bằng thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật?

A. Sông núi nước Nam

C. Bánh trôi nước

B. Phò giá về kinh

D. Qua Đèo Ngang

4. Trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, dòng thơ nào có sử dụng thành ngữ?

A. Thân em vừa trắng lại vừa tròn

C. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

B. Bảy nổi ba chìm với nước non

D. Mà em vẫn giữ tấm lòng son

5. Câu thơ nào trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan có sử dụng phép chơi chữ?

A. Lom khom dưới núi, tiều vài chú

C.  Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

B. Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

D. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

6. Tác giả nào sau đây có tên là Tam Nguyên Yên Đổ?

A. Bà Huyện Thanh Quan

C.  Hồ Xuân Hương

B. Trần Quang Khải 

D.  Nguyễn Khuyến

7. Bài thơ nào sau đây được sáng tác trong thời Đường (Trung Quốc)?

A. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

B. Sông núi nước Nam

C.  Bạn đến chơi nhà

D.  Rằm tháng giêng

8. Dòng nào là đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh?

A. Có nhiều hình ảnh lung linh, kì ảo

B. Sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại

C.Sử dụng hiệu quả phép điệp ngữ

D.Có giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào

9. Dòng nào sau đây có chứa từ ghép?

A. xinh xinh, đo đỏ, lung linh

B. nhấp nhô, phập phồng, máu mủ

Cthăm thẳm, lác đác, bập bềnh

D. xấu xí, nhẹ nhàng, tan tành

1.0: Từ “họ” thuộc loại đại từ nào sau đây?

A. đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số ít

B. đại từ trỏ người ngôi thứ nhất số nhiều

Cđại từ trỏ người ngôi thứ hai số nhiều

D.  đại từ trỏ người ngôi thứ ba số nhiều

1.1: Dòng nào sau đây dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa ?

A. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.

B. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.

C. Nó rất thân ái với bạn bè.

D. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.

1.2: Biểu cảm không phải là phương thức biểu đạt chủ yếu trong thể loại nào sau đây?

A. truyện                     C. thơ

B. ca dao                     D. tuỳ bút

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0đ)

1. ( 3,0 đ) 

Cho câu thơ trích trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ.

b. Nêu ngắn gọn đặc điểm của thể thơ được dùng để sáng tác bài thơ trên.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng cuối bài thơ trên.

d. Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu hoàn chỉnh.

2. (4,0đ)

Hãy viết bài văn kể chuyện về một người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6
A C B B C D
7 8 9 10 11 12
A C B D B A

II. PHẦN TỰ LUẬN:

1. a. Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b. Thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật quy định mỗi bài có 4 câu thơ, mỗi câu có 7 tiếng, có niêm luật chặt chẽ.

c. – Phép so sánh: cảnh khuya như vẽ

– Phép điệp ngữ: chưa ngủ (2 lần)

– Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Giúp lời thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm.

+ Đồng thời góp phần lí giải nguyên nhân chưa ngủ của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

d. Bài thơ khắc hoạ cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước của người thi sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.

2. A. Mở bài :

Giới thiệu khái quát về người thân mà em yêu quý nhất trong gia đình.

B. Thân bài

Kể chi tiết về người thân đó.

– Kể tuổi tác, ngoại hình, công việc, tính tình, sở thích… của người thân; (kết hợp miêu tả)

– Kể lại một kỉ niệm nhớ mãi giữa em với người thân; (kết hợp miêu tả và biểu cảm)

– Kể những biểu hiện tình cảm của người thân đối với em và mọi người xung quanh. (kết hợp biểu cảm)  (1,0đ)

C. Kết bài

Tình cảm, điều mong muốn … của em đối với người thân.