Xin chào các em! Và ngay sau đây dapandethi xin được chia sẻ với các em bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn mới nhất. Đây là một trong những bộ đề thi học kì 1 lớp 9 của phòng GD&ĐT Quận Nam Từ Liêm - Hà Nội. Năm học 2019-2020 mới nhất hiện nay.

Bộ đề thi gòm 2 phần với thời gian làm bài là 90 phút không kể thời gian phát đề. Sau đây xin mời các em cùng tham khảo nội dung bộ đề thi dươi đây.

Nội dung đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn

Phần I (7 Điểm)

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hướng vô tân của thi ca. Trong bài thơ "Ánh Trắng", nhà thơ Nguyễn Duy viết:

"Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện của gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dung qua đường

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn- đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn"

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Ánh Trăng". Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề bài thơ?

2. Xác định biên pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ "Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện cửa gương" và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

3. Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai câu thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

4. Dựa vào khổ thơ thứ hai của đoạn thơ trên, hãy việt một đoạn văn theo cách diễn dịch, độ dài khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về tình huống nhân vật trữ tình bất ngờ gặp lại vầng trăng, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và câu ghép.
(Gạch dưới một câu ghép và một câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp.)

Phần II (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Chuyện kể có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, vời thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào..."

(Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?

2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng với người thầy?

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với nhũng hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

------------- Hết -----------------