Cho biết nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao?; Từ ý nghĩa của bài ca dao trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay. … trong Đề môn văn lớp 10 cuối học kì 1. Xem Đề và đáp án đầy đủ phía dưới đây

I. ĐỌC HIỂU (3,0đ)

Đọc bài ca dao dưới dây và thực hiện các yêu cầu

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

(SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 83, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?

2. Chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài ca dao và nêu tác dụng của các phép tu từ đó?

3. Cho biết nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao trên? Tìm thêm hai bài ca dao có mô-típ mở đầu bằng từ “thân em”?

4. Nội dung của bài ca dao trên là gì?

II. LÀM VĂN (7,0đ)

1. (2,0đ)  Từ ý nghĩa của bài ca dao trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

2. (5,0đ) (ID: 285768)

Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi

Rồi hóng mát thưở ngày trường,

Hòe đục đùn đùn tán rợp giương.

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương,

Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(SGK Ngữ văn 10, tập một, trang 118, NXB Giáo dục Việt Nam)


I. ĐỌC HIỂU 

1. *Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ đã học: sinh hoạt, nghệ thuật, báo chí, chính luận, hành chính – công vụ.

Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

*Cách giải:

– Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

2. *Phương pháp: Căn cứ vào các biện pháp tu từ đã học

*Cách giải:

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao

– So sánh: Thân em như tấm lụa đào

– Ẩn dụ: Tấm lụa đào

– Câu hỏi tu từ: Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

+ Tác dụng:

– Gợi vẻ đẹp và thân phận bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ…

– Tăng tính gợi hình, gợi cảm cho bài ca dao…

3. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

– Nghĩa của từ “thân” trong bài ca dao:

Chỉ thân phận (số phận, cuộc đời…) người phụ nữ, nhấn mạnh nỗi xót xa buồn tủi, ngậm ngùi…

– Tìm thêm hai bài ca dao có mô – típ mở đầu bằng từ “thân em”:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen”

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa”

4. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

Nội dung của bài ca dao:

Phản ánh số phận của người phụ nữ trong XHPK, ý thức rất rõ về bản thân nhưng không tự quyết định được tương lai hạnh phúc của mình…

II. LÀM VĂN 

1. *Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận, so sánh, tổng hợp,…)

*Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách viết đoạn văn, đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, đảm bảo dung lượng như yêu cầu của đề.

Yêu cầu về kiến thức:

Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay.

Trình bày đúng nội dung kiến thức cần thiết của một đoạn văn nghị luận. Bộc lộ suy nghĩ riêng của bản thân nhưng phải có thái độ nghiêm túc, tình cảm chân thật, phù hợp với thực tiễn và quan điểm đạo đức xã hội.

Sau đây là một số gợi ý:

Xã hội hiện nay:

+ Nam nữ bình quyền…

+ Người phụ nữ được trân trọng không chỉ ở vẻ đẹp hình thức mà còn ở phẩm chất bên trong: nhẫn nại, chịu thương, chịu khó, đảm đang tháo vát… năng động sáng tạo…

+ Không chỉ biết nội trợ, chăm lo cuộc sống gia đình mà còn tham gia các hoạt động xã hội, phát huy hết khả năng của mình…

+Chủ động quyết định tương lai hạnh phúc của mình…

2. *Phương pháp:

– Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

– Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu chung:

– Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

– Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Yêu cầu nội dung:

     • Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nguyễn Trãi không chỉ là một bậc anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa lớn, một danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học vô cùng phong phú trong cả hai mảng văn chính luận và thơ trữ tình.

– Bài thơ Cảnh ngày hè là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Trãi. Bài thơ nằm trong phần Bảo kính cảnh giới và là bài thơ số 43.

     • Cảm nhận về bài thơ

1. Bức tranh thiên cuộc sống ngày hè

– Thời gian: lầu tịch dương

Thời điểm cuối ngày trong văn học trung đại cũng có những câu thơ:

Ví dụ:

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa khách bước dồn

                                                  (Bà Huyện Thanh Quan)

Chim hôm thoi thót về rừng

Đóa trà mi đã ngậm gương nửa vành

                                                         ( Nguyễn Du)

⟶ Trong thơ Nguyễn Trãi, tuy là lầu tịch dương, là cuối ngày rồi nhưng vạn vật vẫn căng tràn sức sống. Bức tranh thiên nhiên rộn rã, tươi thắm, dạt dào sức sống.

– Hệ thống động từ:

+ đùn đùn: có dòng nhựa sống đang ứa căng trong thớ vỏ của hoa hòe, phun trào ra hết lớp này đến lớp khác.

+ giương: tán lá xòe rộng ra để che rợp cả khoảng không rộng lớn.

+ phun: dòng nhựa đang tràn trề và phun trào lên, tạo thành màu đỏ rực rỡ của hoa lựu.

Màu hoa đỏ này ta đã từng gặp trong thơ Nguyễn Du

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông

Câu thơ của Nguyễn Du thiên về tạo hình, câu thơ của Nguyễn Trãi nói được sức sống của hoa lựu

+ Tiễn: ngát, nức hương thơm của hoa sen

– Hệ thống từ láy tượng thanh:

+ Lao xao: âm thanh của người mua kẻ bán tấp nập, rộn ràng ⟶ náo nhiệt ⟶ sự phồn vinh, no đủ của cuộc sống.

+ Dắng dỏi: tiếng ve tạo nên bản đàn rộn ràng

ð  Tràn trề sức sống vào thời điểm cuối ngày.

-Tác giả thức nhọn, huy động tất cả các giác quan, mở rộng tấm lòng mình để cảm nhận và để tái hiện cảnh ngày hè

⟶ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên cuộc sống.

Mãi đến thế kỉ XX Xuân Diệu mới có những vần thơ “Sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn/ Sống toàn tim và thức nhọn giác quan” nhưng ở thế kỉ XV, với lòng yêu thiên nhiên cuộc sống của mình, Nguyễn Trãi đã có những cảm nhận bằng tất cả giác quan.

+ Xúc giác ⟶ sự mát mẻ, dễ chịu

+ Thị giác ⟶ sự rực rỡ sắc màu của bức tranh thiên nhiên

++ Màu lục (xanh thẫm) của hoa hòe đang xòe rộng ra, phủ khắp không gian.

++ Màu đỏ rực rỡ của hoa lựu. Cả dòng nhựa tràn trề, ứa căng phun trào hết lớp này đến lớp khác trên những bông hoa lựu.

++ Màu hồng dịu dàng của hoa sen.

⟹ Tất cả các màu sắc ấy đang được tắm mình trong màu vàng nhạt của ánh trời chiều sắp tắt.

⟹ Sự hòa sắc tinh tế, tạo nên bức tranh tươi sáng.

⟹ Gợi nên sự yêu đời.

+ Khứu giác: hương thơm, sự nồng nàn của hương sen.

+ Thính giác: sự náo nhiệt, rộn ràng của tiếng đàn ve, của chợ cá

Biện pháp đảo cấu trúc, từ láy tượng thanh được đảo lên vị trí đầu câu “lao xao”, “dắng dỏi” để nhấn mạnh vào sự náo nhiệt ấy.

⟶  Bức tranh thiên nhiên cuộc sống gần gũi, chân thực, sống động và có hồn.

2. Bức tranh tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Trãi

a.Tình yêu thiên nhiên cuộc sống

*Thể hiện ở câu thơ mở đầu

Rồi/ hóng mát/ thuở ngày trường

⟶ Hoàn cảnh rỗi rãi, thư nhàn

⟶ Ngày nhàn hiếm hoi đã dành cho thiên nhiên.

⟹ Tình yêu thiên nhiên cuộc sống của tác giả.

* Thể hiện ở cách cảm nhận thiên nhiên cuộc sống

– Dù đã đến cuối ngày nhưng mọi vật vẫn căng tràn nhựa sống.

– Rộng mở tất cả các giác quan để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của thiên nhiên cuộc sống.

b. Tấm lòng ưu dân ái quốc

– Từ việc quan sát, cảm nhận bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức sống, và bức tranh cuộc sống rộn ràng, náo nhiệt, no đủ, phồn vinh

⟶ Tác giả mong muốn có được cây đàn của vua Ngu Thuấn để gảy khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thái bình.

=> Mong muốn triều đại của chúng ta cũng giống triều đại vua Ngu Thuấn thái bình, người dân của triều đại chúng ta cũng có cuộc sống như người dân trong triều đại vua Ngu Thuấn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

⟹ Cuộc sống đang diễn ra như tác giả mong muốn.

– Kết lại bài thơ là một câu lục ngôn

⟶ điểm nhấn, dồn nén cảm xúc, kết tụ của hồn thơ Nguyễn Trãi: mong muốn cuộc sống giàu đủ cho nhân dân.

Điểm kết tụ trong thơ Nguyễn Trãi là vì dân, cho dân. Cả cuộc đời ông cống hiến cũng chỉ cho nhân dân.

Tổng kết