Nêu cảm nghĩ của em về  bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh; Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng của Hồ Chí Minh? … trong Đề thi cuối học kì I môn Ngữ Văn lớp 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)

Phần 1 (2.0 điểm): Đọc kĩ các câu hỏi  sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu của câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Bài ca dao sau thuộc chủ đề nào ?

                                      “Công đâu công uổng công thừa

                                    Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

                                       Công đâu công uổng công hoang

                                    Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa.”

A. Những câu hát về tình cảm gia đình.

B. Những câu hát  về tình yêu quê hương đất nước

C. Những câu hát than thân

D.  Những câu hát châm biếm

Câu  2: Nhận xét nào sau đây đúng cho cả hai bài thơ  Phò giá về kinh và Sông núi nước Nam?

A. Thể hiện khát vọng hòa bình

B. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước

C. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc

D. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

Câu 3: Nhà thơ Nguyễn Khuyến có tên gọi là:

A. Thần thơ thánh chữ      B. Tam Nguyên Yên Đổ   C. Thi tiên               D. Thi thánh

Câu  4: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều gì về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                                    C. Số phận bất hạnh

B. Vẻ đẹp tâm hồn                                                  D. Vẻ đẹp và số phận long đong

Câu 5:  Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuyaRằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối           B. Tiếng hát                         C. Ánh trăng                         D. Bầu trời

Câu 6. Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng B.  Điệp ngữ nối tiếp           C. Điệp ngữ chuyển tiếp

Câu 7:  Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau :

A. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới

B. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không có quan hệ nghĩa hơn hai từ

C .Các từ đồng nghĩa với nhau bao giờ cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau

D. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp.

Câu 8: Gạch chân  dưới những đại từ trong câu  thơ  sau:

“  Mưa phùn ướt áo tứ thân

                      Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.”

Phần 2 (1.0 điểm) :  Nối  cột A và cột B cho thích hợp

Cột  A (Tác phẩm) Cột  B (Thể thơ ) Cột A+ B
1. Bánh trôi nước A. Thất ngôn tứ tuyệt 1+ …..
2. Tiếng gà trưa B.  Lục bát 2+ …..
3. Bạn đến chơi nhà C.  Ngũ ngôn 3+ …..
4. Bài ca Côn Sơn D.  Thất ngôn bát cú Đường  luật 4+ …..
E.  Song thất  lục bát

II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)

Câu 1 (1.0 điểm): Hãy chép thuộc lòng bài thơ “ Bánh trôi nước ” Hồ Xuân Hương.

Câu 2 (1.0 điểm):  Cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” và bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có gì khác nhau ?

Câu 3 (5.0 điểm): Nêu cảm nghĩ của em về  bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.